Pho tượng Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn


GIỚI THIỆU VỀ LÀNG NGHỀ KIÊU KỴ

Làng nghề làm quỳ vàng Kiêu Kỵ thuộc xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Khởi nguồn khoảng thời Hậu Lê, trải qua lịch sử hơn 300 năm với bao thăng trầm, làng nghề vàng quỳ có lúc thịnh, lúc suy, có những lúc tưởng sẽ bị mai một như một số làng nghề khác của Kinh đô Thăng Long xưa, nhưng cho đến nay vẫn được lưu truyền, gìn giữ và trở thành làng nghề duy nhất ở Việt Nam chuyên làm quỳ vàng, bạc quỳ.

Tổ nghề của làng Kiêu Kỵ là ông Nguyễn Quý Trị, đỗ Tiến sĩ đời Cảnh Hưng (1740 - 1786), từng giữ tới chức Binh Bộ Tả Thị Lang. Trong một lần đi sứ sang Trung Quốc, thấy người Trung Quốc có nghề dát vàng bạc (để sơn son thếp vàng câu đối, hoành phi, tượng,...), với lòng hiếu kỳ, ham học hỏi, ông quyết tìm hiểu và học nghề với những mong mỏi có thể phổ biến cho người dân trong làng một nghề để kiếm sống. Khi về nước, ông đã truyền nghề cho dân làng Kiêu Kỵ và được dân làng suy tôn là ông tổ làng nghề dát vàng, bạc quỳ.

Để làm ra một lá quỳ từ nguyên liệu là vàng, bạc thật, các nghệ nhân phải thực hiện đến 20 công đoạn, mà công đoạn nào cũng cần có kinh nghiệm, kĩ thuật tỉ mỉ và thao tác tinh xảo, đòi hỏi sự kiên trì, cần mẫn lao động. Từ việc xây lò kín và thấp, dùng mùn cưa trộn với keo da trâu, viên nhỏ đốt dưới chiếc nồi ang để tạo bồ hóng, làm mực "lướt" quỳ, vàng phải đập mỏng đều, không rách… Một nghệ nhân giỏi có thể đập một chỉ vàng thành 980 lá quỳ có diện tích lớn hơn 1m2, điều mà chưa có ngành công nghiệp nào làm được, kể cả công nghiệp dát vàng nổi tiếng của Nhật Bản. Chính vì vậy, cho đến nay, Kiêu Kỵ vẫn là làng duy nhất trong cả nước làm nghề này.

Thực tế đã cho thấy, sản phẩm quỳ vàng và quỳ bạc do dân làng Kiêu Kỵ làm ra đã đáp ứng được yêu cầu của các nghệ nhân sơn thếp vàng bạc và các họa sĩ vẽ tranh sơn mài từ nhiều năm nay, và không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài. Có thể nói sản phẩm quỳ vàng, quỳ bạc của làng Kiêu Kỵ đã góp phần làm đẹp cho đời. Đó chính là cái đẹp tiềm ẩn hay cái hồn trong mỗi pho tượng, mỗi bức tranh do người thợ quỳ vàng bạc tài hoa của làng nghề Kiêu Kỵ góp phần làm ra.

* Giới thiệu về 05 pho tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:

Ông Lê Bá Chung là một trong những nghệ nhân của làng nghề quỳ vàng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Ông được công nhận là Nghệ nhân Hà Nội từ năm 2004, năm 2016 ông đã được Chủ tịch nước phong tặng và trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.

Cuối năm 2016, ông đã được mời phục chế lại Long cung thờ Đức vua Trần tại Nam Định và phương đình đền Cửa Ông (Cẩm Phả, Quảng Ninh) - nơi có rất nhiều tượng thờ các nhân vật nối tiếng của triều Trần. Với nhân duyên đó, ông đã nảy sinh ý tưởng dát vàng các pho tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn để tỏ lòng thành kính ngưỡng mộ một vị anh hùng dân tộc mà cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với với những chiến công hiển hách của nhân dân Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông xâm lược và trong lịch sử dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Thếp vàng được một bức tượng phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự kiên trì, những thao tác kỹ thuật tỉ mỉ và hơn cả là sự tâm huyết với nghề, với tác phẩm của chính mình. Để có được tác phẩm như ý, ông đã đặt Nghệ nhân đúc đồng Dương Bá Tân (Thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định - được công nhận là Nghệ nhân ưu tú năm 2016) đúc 05 pho tượng Hưng Đạo Đại Vương bằng đồng. Sau khi đánh giấy ráp (giấy nhám) lại, ông cẩn thận tắm nước cau sau cho tượng để tượng đồng không bị ra mồ hôi, rồi lần lượt lót sơn ta, sơn then, … và thực hiện nhiều công việc khác để chuẩn bị cầm sơn thếp vàng. Khi thếp vàng, ông tỉ mỉ dán theo kiểu lợp ngói để khi dùng thép tóc lau tại độ bóng cho tượng được tố hảo, hoành tráng.

 

 

 

CÔNG TY CP ĐẤU GIÁ SỐ 5 – QUỐC GIA

Số: 319/2017/CV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2017

 

 

THÔNG BÁO BÁN ĐẤU GIÁ

 

Công ty cổ phần Đấu giá Số 5 – Quốc gia thông báo mời đấu giá như sau:

1. Tài sản bán đấu giá, giá khởi điểm:

- Tài sản bán đấu giá: 05 pho tượng Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (Chi tiết thông tin về tài sản tại Hồ sơ mời tham gia đấu giá).

- Giá khởi điểm: 100.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm triệu đồng).

- Bước giá: 10.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười triệu đồng).

Mức giá trên chưa bao gồm các loại thuế, phí phát sinh. Người trúng đấu giá chịu trách nhiệm đối với mọi loại thuế, phí phát sinh từ việc chuyển nhượng (nếu có).

2. Điều kiện tham gia đấu giá:

- Tổ chức, cá nhân có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia đấu giá tài sản có thể uỷ quyền cho người khác có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật tham gia đấu giá. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản hợp lệ theo quy định pháp luật.

3. Tiền phí hồ sơ và khoản tiền đặt trước tham dự đấu giá:

- Tiền phí hồ sơ tham gia đấu giá: 200.000 đồng/hồ sơ (Bằng chữ: Hai trăm nghìn đồng trên một hồ sơ)

Người tham gia đấu giá nộp tiền phí tham dự tiệc buffet tại cuộc bán đấu giá là: 700.000 đồng/người (Bằng chữ: Bảy trăm nghìn đồng trên một người).

Người tham gia đấu giá có thể đi cùng người thân, phí tham gia tiệc buffet dành cho người đi cùng là: 1.000.000 đồng/người (Bằng chữ: Một triệu đồng trên một người).

- Tiền đặt trước tham gia đấu giá là: 15.000.000 đồng/hồ sơ (Bằng chữ: Mười lăm triệu đồng trên một hồ sơ).

Tiền đặt trước tham gia đấu giá được chuyển khoản vào tài khoản của Công ty CP Đấu giá Số 5 – Quốc gia (Số tài khoản: 21210005968912 Mở tại: Ngân hàng BIDV Tây Hồ - Thời gian nộp tiền được căn cứ theo chứng từ của ngân hàng cung cấp, chậm nhất là đến 17h00 ngày 17/8/2017). Nội dung chuyển khoản: “ ­_Tên khách hàng_nộp tiền đặt trước đấu giá tài sản là 05 pho tượng Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn”

4. Cách thức đăng ký tham gia đấu giá, Thời gian, địa điểm tham khảo và mua hồ sơ, xem tài sản, nộp hồ sơ đăng ký đấu giá, tổ chức đấu giá:

- Tham khảo, mua hồ sơ tham gia đấu giá: Từ ngày 03/8/2017 đến 17h00 ngày 17/8/2017 (theo giờ hành chính) tại địa điểm: Văn phòng đại diện Công ty CP Đấu giá Số 5 – Quốc Gia, địa chỉ: Lô số 06-BT3, Khu đô thị mới Cầu Bươu, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Các khách hàng ở xa có nhu cầu mua hồ sơ có thể liên hệ với cán bộ văn phòng Công ty (Tel: 0934565134) để được hỗ trợ chuyển gửi hồ sơ đến tận nơi.

- Tiếp nhận đăng ký xem tài sản: Đến 16h00 ngày 16/8/2017 (giờ hành chính)

- Xem hiện trạng tài sản bán đấu giá: Ngày 17,18/8/2017 (giờ hành chính) tại nơi lưu giữ tài sản;

- Nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá: Từ ngày 03/8/2017 đến 17h00 ngày 17/8/2017 (giờ hành chính) tại địa điểm: Văn phòng đại diện Công ty CP Đấu giá Số 5 – Quốc Gia, địa chỉ: Lô số 06-BT3, Khu đô thị mới Cầu Bươu, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

- Thời gian và địa điểm tổ chức đấu giá: 18h00 ngày 19/8/2017 (Thứ 7) tại Khách sạn Hà Nội, địa chỉ: D8 Giảng Võ, Ba Đình, thành phố Hà Nội.

5. Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá:

- Hình thức đấu giá: Đấu giá trực tiếp bằng lời nói.

- Phương thức đấu giá: Trả giá lên.

6. Chi tiết xin liên hệ: Văn phòng đại diện Công ty CP Đấu giá Số 5 – Quốc Gia, địa chỉ: Lô số 06-BT3, Khu đô thị mới Cầu Bươu, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 0437.622.620 – Fax: 0437.622.619

* Lưu ý: Đọc kỹ các thông tin trong Hồ sơ mời đấu giá và Quy chế cuộc bán đấu giá do Công ty cổ phần Đấu giá Số 5 – Quốc gia ban hành.

TM. CÔNG TY CP ĐẤU GIÁ SỐ 5 – QUỐC GIA

PHÓ GIÁM ĐỐC

LÊ VIỆT NGA

 

 


CỔ VẬT KHÁC

02-vien-da-ruby-sao-star-ruby-yen-bai-viet-nam

Giá khởi điểm: 1.743.750.000 đồng
Có màu đỏ tươi hấp dẫn phân bố đều trên cả viên. - Có độ trong cao. - Cánh sao cân đối và rõ nét. Với đặc điểm trên, 2 viên star ruby này được đánh giá là hoàn hảo và có giá trị cao, được gắn kết kim cương tự nhiên, vàng trắng làm nên bộ trang sức tôn thêm vẻ đẹp huyền ảo lộng lẫy của ruby sao Việt Nam.