Tính ưu việt của phương thức bán đấu giá tài sản.
- Nguyên tắc của hoạt động bán đấu giá là công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
- Tài sản đưa ra bán đấu giá được Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thẩm định hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoa học do cơ quan có thẩm quyền cấp để đảm bảo chất lượng và tính hợp pháp của tài sản.
- Quyền và lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá luôn được pháp luật bảo vệ (điều 4 Nghị định 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Bán đấu giá tài sản).
- Mua bán tài sản qua hình thức bán đấu giá giúp người mua xác định được mức giá hợp lý của tài sản sát nhất với giá thị trường.
- Người trúng đấu giá được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp cấp “Giấy xác nhận trúng đấu giá” – Một tài liệu quan trọng có giá trị chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản trúng đấu giá.
- Người trúng đấu giá được bàn giao tài sản kèm theo toàn bộ hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoa học của tài sản.
- Đấu giá viên đóng vai trò như một “Thẩm phán phòng ngừa” rủi ro pháp lý, tranh chấp mua bán tài sản nhằm tạo ra một thị trường mua bán tài sản công khai, lành mạnh.
- Giá trúng đấu giá được công khai, là cơ sở để tính thuế thu nhập, khấu trừ thuế và các loại thuế, phí phát sinh khi chuyển nhượng tài sản góp phần xây dựng xã hội – đây là điều mà thị trường tự do không có được.
- Thông qua công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh tài sản bán đấu giá sẽ góp phần giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ, nghệ nhân làng nghề trong cả nước và cả những tài sản đặc thù khác mang đậm tính dân tộc của Việt Nam tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước.